Đề: So sánh hai đoạn thơ sau:
" Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
và
"Người đi châu mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Gợi ý làm bài1.Mở bài
Giới thiệu hai đối tượng được so sánh ( Nếu như là mở bài gián tiếp thì cần thêm bước dẫn dắt đầu tiên): Đoạn trích trong Tây Tiến của Quang Dũng cũng như đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
2. Thân bài
♦ Về Tây Tiến
- Giới thiệu khái quát vài nét về tác phẩm,vị trí đoạn trích và tác giả
- Làm sáng rõ đoạn trích trong Tây Tiến ( cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận nhưng chủ yếu là vận dụng thao tác phân tích): Đoạn thơ miêu tả cảnh sông nước miền Tây hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng
+ Âm điệu: nhịp nhàng,trữ tình,tha thiết ~> kỉ niệm êm đềm
+ Không gian: chiều sương ấy ~> không gian huyền ảo,lung linh
+ Nhân hóa hồn lau: lau sậy cũng không còn vô tri vô giác mà nó như có hồn tạo thành hồn riêng trong chiều sương Châu Mộc
+ Hình ảnh nổi bật trên dòng sông huyền thoại cổ tích là hình dáng mềm mại,uyển chuyển của con người trên chiếc thuyền độc mộc
+ Hòa hợp với hình ảnh con người là bông hoa rừng: bằng cảm nhận tinh tế,tác giả gợi được cả cái đong đưa duyên dáng tình tứ của bông hoa trên dòng nước lũ.Hai nét vẽ về con người và thiên nhiên trong đoạn thơ đều chứa đựng linh hồn của vạn vật,những hình ảnh ấy chỉ có ở người nghệ sĩ tài hoa như Quang Dũng với cặp mắt đa tình mới bộc lộ hết được
♫ Đoạn thơ như đưa người đọc được sống dậy cùng Tây Tiến giữa cảnh sông nước miền Tây – bức tranh thiên nhiên con người mĩ lệ,thơ mộng hài hòa qua nét vẽ tinh tế của nhà thơ.Không phải là những dốc cao vực sâu,ghềnh thác thú dữ như đoạn thơ đầu,vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây được gợi lên từ những chi tiết và hình ảnh mang cái bình yên thi vị,cái duyên dáng và tình tứ của thiên nhiên núi rừng.Một làn sương mỏng bâng khuâng buổi chiều nơi Châu Mộc mà Chế Lan Viên cũng từng nhắc về một kỉ niệm về Tây Bắc:
“ Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương”
Hay những bông hoa lau phất phơ trong gió nhẹ,cánh hoa rừng đong đưa trên dòng nước lũ, chỉ với những nét vẽ ấy cảnh vật hiện lên như có linh hồn,có sức sống ,vẻ thanh bình thơ mộng chính là cái thần của bức tranh.Nổi bật giữa cái nền của thiên nhiên thi vị ấy là hình ảnh con người của Quang Dũng lại gợi nhiều liên tưởng: “ Có thấy dáng người trên độc mộc” Người đọc có thể cảm nhận vẻ đẹp thanh tú mềm mại,duyên dáng uyển chuyển của cô gái Thái trên thuyền độc mộc cũng có thể tìm thấy ở đó là một nét khỏe khoắn ,1 tư thế hùng dũng của chàng trai trong tư thế chủ động làm chủ thiên nhiên núi rừng. Dù hiểu theo cách nào cũng không làm mất đi cái vẻ đẹp thơ mộng hài hòa của bức tranh thiên nhiên,con người nơi đây. Cảm xúc thi nhân là nỗi nhớ da diết mãnh liệt tràn chảy không ngừng. Từ những câu thơ ở đoạn đầu “ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”, “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói” thì ở đây ta bắt gặp các từ “có thấy”,”có nhớ” tạo nên âm điệu của tiếng lòng.Nhà thơ vừa như hỏi vừa như gợi nhắc về chính những kỉ niệm đã qua trong lòng mình.Buổi chiều sương Châu Mộc thực sự đã trở thành kí ức đẹp đẽ đã không thể nào quên được
♦ Về Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Giới thiệu khai quát về tác phẩm,vị trí đoạn trích và tác giả
- Làm sáng rõ đoạn trích cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp của Hàn Mặc Tử
+ Mơ:
○ Sự mộng tưởng không có thực
○ Mơ khách đường xa ( 2 lần) mong muốn ,hi vọng có người đến thăm
~>Không thành hiện thực : tuyệt vọng
+Áo em trắng quá nhìn không ra: Hình ảnh cô gái hiện lên không rõ ràng,càng cố gắng nắm bắt thì càng không thể
~> Nỗi buồn dâng lên đến đỉnh điểm
+ Ở đây: nơi Hàn Mặc Tử đang sống cô độc,nỗi đau bệnh tật và tuyệt vọng đối lập với ngoài kia ( thôn Vĩ) với cuộc sống tươi đẹp
+ Ai biết tình ai có đậm đà?
○ Đại từ phiếm chỉ "ai" (4 lần) không xác định rõ ràng
○ Câu hỏi khép lại bài thơ: Bộc lộ nỗi băn khoăn của thi sĩ,không biết tình cảm mọi người dành cho Hàn Mặc Tử còn đậm đà còn sâu sắc?
~> Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống,được giao cảm,chia sẻ đau buồn
♫ Đoạn thơ mỗi ngày một khắc khoải,điệp từ “khách đường xa” được lặp lại mang nỗi buồn mênh mang sâu lắng.Phải chăng đó là người khách mà nhà thơ hằng mong đợi thấp thỏm,nơi gửi gắm tình yêu,khát vọng. Nếu ở khổ thơ trước xứ Huế đẹp thơ mộng ở cấu trúc nhà vườn xinh xắn,ở hàng cao cao vút vươn mình đón ánh nắng ban mai,đẹp ở dòng sông Hương lặng lẽ yên bình trôi,ở dòng sông trăng lung linh huyền ảo thì đến với khổ thơ cuối, Huế hiện ra tha thiết duyên dáng trong hình ảnh cô gái áo trắng tinh khôi.Tuy nhiên trong hoàn cảnh của nhà thơ nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến cho ý thức,cảm nhận về thời gian không gian trở nên nhạt dần,nhòe dần đi.Từ bức tranh rõ đến cả đường nét,màu sắc ánh sáng ở những khổ đầu thì bức tranh xứ Huế ở đây như đang tan dần vào cõi mộng. Từ “mơ” như khẳng định dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử hình ảnh xứ Huế chỉ còn là ảo ảnh. Cô gái Huế trong tà áo trắng sương khói nhạt nhòa,xứ Huế mộng mơ xứ Huế mơ mộng…tất cả như hòa tan trong nhau như thật khó xác định.Câu thơ cuối lại cháy lên một niềm khao khát cũng là nỗi băn khoăn day dứt trong câu hỏi tu từ “ Ai biết tình ai có đậm đà?”.Đại từ phiếm chỉ”ai” khiến độc giả trở nên mơ hồ,liệu đó có phải cô gái tác giả thầm thương hay là Hàn Mặc Tử ,những người dân xứ Huế nơi thôn Đoài? Tuy nhiên vượt lên trên uẩn khúc của thế giới hư ảo,nỗi đau đớn tuyệt vọng đến tột cùng là chữ tình tha thiết sâu nặng.Đó là tất thảy những tình cảm đáng trân trọng của con người trong cuộc đời này.Từ láy “đậm đà” khép lại bài thơ,khép lại một cuộc đời,một mối tình để lại âm hưởng,dư ba trong lòng người đọc
♦ So sánh nét tương đồng và điểm khác biệt giữa hai đối tượng trên hai bình diện: nội dung và hình thức nghệ thuật ( sử dụng chủ yếu thao tác phân tích và so sánh)
- Điểm tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm của cái tôi trữ tình về thiên nhiên,con người nơi mình từng gắn bó sâu nặng
+ Cái tôi lãng mạn đã vẽ nên khung cảnh lung linh,huyền ảo đầy thơ mộng
+ Qua hai đoạn thơ,ta nhận thấy rõ sự tài hoa của tác giả
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ về Tây Tiến cho thấy được nỗi nhớ da diết về sông nước miền Tây và kỉ niệm đời lính thời chiến
+ Đoạn thơ về Đây thôn Vĩ Dạ lại cho thấy những tâm trạng giằng xé và tình cảm sâu nặng của Hàn Mặc Tử dành cho nơi thôn Vĩ mộng mơ- nơi có cô gái thầm thương
♦ Lí giải sự tương đồng và khác biệt:
+ Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những nhà thơ tài hoa,lãng mạn
+ Ở Quang Dũng đó là một nghệ sĩ đa tài gắn liền với thời chiến nói chung và đoàn binh Tây Tiến nói riêng cùng phong cách thơ phóng khoáng,tinh tế,lãng mạn và hào hoa
+ Ở Hàn Mặc Tử: đó là một hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào thơ mới,là hồn thơ đan xen tinh khiết trong sáng và những hình ảnh ma quái cuồng loạn.Hơn thế nữa,trong hoàn cảnh Hàn Mặc sáng tác bài thơ là sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần vì bệnh tật
~> Chính hoàn cảnh riêng biệt của mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng độc giả
3. Kết bài
- Khát quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu
- Nêu những suy nghĩ của bản thân
+ Mỗi đoạn thơ cho thấy được tài năng của Hàn Mặc Tử và Quang Dũng
+ Nó cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của hai con người trong những hoàn cảnh khác nhau làm nên phong cách nghệ thuật – vị thế đứng của mỗi nhà thơ trên thi đàn văn học Việt Nam,góp phần làm phong phú cho kho tàng thơ ca Việt Nam