1. Dí mắt vào smartphone dù là sáng mới ngủ dậy hay đêm khuya, dù là lúc đi vệ sinh hay là khi vào nhà tắm. Hở ra là lướt Facebook, chán chán là lại vào Insta
- Smartphone đã thay đổi 180 độ cuộc sống và cách làm việc của con người. Smartphone cho dù có thông minh, tiện ích đến mấy thì nó vẫn chỉ là đồ vật. Hãy sử dụng hợp lý để nó phục vụ cuộc sống của chúng ta chứ không nên để mình bị phụ thuộc vào nó
2. Thức khuya. 12h có khi 1, 2h đêm mới chịu đi ngủ. Đến lúc thử nằm ngủ sớm, mắt vẫn mở thao láo.
- Đặt mục tiêu thời gian để thức dậy.
- Dành đủ thời gian để ngủ.
- Hình thành thói quen vào buổi tối
- Ngủ đủ giấc. : Ngủ từ 7 đến 9 giờ đối với nam giới.
Ngủ từ 8 đến 9 giờ đối với nữ giới.
Ngủ từ 9 đến 10 giờ đối với phụ nữ mang thai.
Ngủ từ 10 đến 12 giờ đối với trẻ em và người lớn tuổi.
3. Lười uống nước. Thi thoảng mới được 1,2 cốc.
- Lười uống nước và những tác hại không ngờ: Gây mệt mỏi,Tăng cân vì lười uống nước, Lão hóa da sớm chỉ vì lười uống nước, Gây ra các vấn đề về thận, Hôi miệng.
- Uống không đủ nước khiến cơ chế lọc độc tố và chất thải của thận bị rối loạn. Lúc này, lượng chất độc có thể rò rỉ và lẫn vào trong máu gây hại sức khỏe. Về lâu dài thói quen này còn khiến hoạt động của thận bị xuống cấp, thậm trí gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
4. Lười tập thể dục. Đăng kí tập gym háo hức lắm, vui vẻ lắm, nhất định mình sẽ làm được. Đi 1, 2 hôm là chán. Không có người đi cùng là chán. Và cuối cùng, thôi, nghỉ thôi!
- Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chứ không phải chỉ là đốt calo để giảm cân. Trên thực tế, lười tập thể dục đủ có thể có tác động khá lớn lên những gì đang xảy ra trong cơ thể bạn và tương lai bạn sẽ rất dễ bị bệnh này bệnh kia.
- Tập thể dục không đủ kéo theo hệ lụy bạn không ngủ ngon, Tập thể dục thường xuyên có thể có lợi cho giấc ngủ đối với tất cả mọi người, ngay cả những người bị mất ngủ. Tập luyện giúp ngủ ngon hơn nhờ tác động có lợi cho cơ thể, bởi vì não sẽ bù đắp những căng thẳng về thể chất bằng cách tăng thêm thời gian cho giấc ngủ sâu.
- Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, bạn có thể nhanh chóng thở hắt ra chỉ sau khi leo lên một nhịp cầu thang hay mang vác túi hàng hóa hơi nặng một chút. Nhưng nếu là người chăm tập luyện thì điều này lại không diễn ra nhanh như vậy.
5. Ăn uống vớ vẩn. Mê đắm đồ chiên xào dầu mỡ, ít khi chịu ăn rau. Thích thì ăn, không thì nhịn. Sáng thì dậy muộn, bỏ luôn bữa sáng.
- Ai cũng biết chế độ ăn nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của con người trong đó có lá gan.
- Tăng cân-béo phì, Nguy cơ viêm khớp xương
- Gây mụn trứng cá
- Nguy cơ ung thư
- Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh có chứa một lượng lớn dầu mỡ và là những thực phẩm dư thừa năng lượng. Nếu thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhanh sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa chất béo gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
6. Chi tiêu không có kế hoạch. Một bữa no cả tháng sau là ăn mì tôm.
- Bạn có biết "Thói quen chi tiêu là chìa khóa quyết định sự giàu có của bạn" ?
- Nhiều bạn trẻ còn phải thốt lên "Không biết tiền của mình đi đâu mất?". Vậy ai là người đã sử dụng số tiền đó ?
- Với mình là sinh viên, mình thường để trong ví rất ít tiền. Thường thì chỉ đủ để chi tiêu trong 2 tuần đó. Còn số tiền còn lại các bạn nên giữ lại trong thẻ ATM. Như vậy bạn sễ dễ nhớ số tiền mình đã chi tiêu cho việc này việc kia. Không thể lẫn lộn vào đâu được
- Vung tay quá trán, lúc nào cũng thấy mình là đứa nghèo, thiếu tiền.
7. Thích là mua sắm, buồn là mua sắm. Nhiều khi mua xong, mặc 1 lần là chán. Thế mà mỗi lần mở tủ ra vẫn :"Ôi, mình chả có gì để mặc cả".
8. Ngại nói "Không". Chuyện gì cũng cả nể, ngại từ chối, ngại phiền phức. Nhiều khi ôm hết vào mình, hóa thiệt thân.
- Làm thế quái nào bạn đi đến trước mặt một người lạ và bắt đầu một cuộc trò chuyện ra hồn? Câu hỏi này vẫn cứ trong đầu bạn nếu bạn không tự tin, không quyết tâm. Đầu tiên hãy bắt đầu với những việc nhỏ, ví dụ như thường xuyên phát biểu, chào hỏi mọi người xung quanh, thật tốt nếu bạn đủ may mắn khi có một người hòa đồng bắt chuyện trước với bạn, và một nửa trận chiến đã thắng. Tiếp theo bạn hãy đặt câu hỏi với mọi người nếu bạn không hiểu.Tên của bạn là gì?
9. Lười học hỏi. Không muốn cải thiện bản thân, thay đổi chính mình. Ngại tư duy nên bản thân mãi dậm chân tại chỗ.
- Đến một người đã rất thành công như Obama, ông vẫn dành rất nhiều thời gian để học tập và nghiên cứu những thứ mới. Còn bạn, sau hai năm đã đi làm thì sao? Bạn có ngừng học tập, thỏa mãn với hiện tại, trở nên "vô trách nhiệm" với chính trí tuệ của mình không?
- Chúng ta thường tin rằng chúng ta không thể có đủ thời gian cần thiết để học, nhưng điều ngược lại mới là đúng. Chúng ta luôn có thời gian không dành cho việc học. Học tập không còn là một thứ xa xỉ; đó là một thứ mà ai cũng cần.
10. Sợ ngoại ngữ. Cảm thấy bản thân không thể và không bao giờ học được ngoại ngữ. Thế là nhắm mắt buông xuôi thả mình theo cái "số phận" luôn. Không muốn học và vượt qua nỗi sợ nữa.
11. Quá nhạy cảm. Để ý suy nghĩ người khác về mình quá nhiều. Một ánh mắt, một nụ cười hay cả hành động nhỏ nhất của người khác cũng làm bạn đắn đo suốt bao ngày.
- Ngừng suy nghĩ quá nhiều. Khi bạn nghĩ mình đang bị người khác chỉ trích, phần lớn thời gian đó chẳng có ai phán xét bạn đâu. Thật quá khó để đánh giá tất cả những người bạn gặp và phân tích thói xấu hay thiếu sót của mỗi người
- Kiên nhẫn một thời gian, bắt đầu tìm kiếm cái đẹp ở vạn vật thường ngày. Khám phá hạnh phúc từ những thứ bình thường nhất
- Suy nghĩ của người khác về bạn là thực tế của họ; chúng không nhất thiết phải là thực tế của bạn. Việc mọi người phán xét bạn sẽ thể hiện con người họ nhiều hơn là con người bạn.
- "Không ai có thể khiến bạn cảm thấy kém cỏi nếu không có sự cho phép của bạn."
- Hãy là chính mình và yêu quý mọi thứ trên cơ thể bạn!!
12. Suy nghĩ quá tiêu cực. Chuyện gì cũng chỉ nghĩ tới chiều hướng xấu rồi buồn bã, ủ ê mà đâu hay tâm sinh tính. Tâm thái con người quyết định vận mệnh con người, bạn ạ!
- Thói quen suy nghĩ tiêu cực là mối quan ngại phổ biến. Suy nghĩ lạc quan rất dễ lan truyền, vậy nên hãy ở cạnh những người khiến bạn vui vẻ và lạc quan
- Từng bước thay đổi tiêu cực thành tích cực sẽ dễ dàng hơn. Cố gắng thay đổi điều vô cùng tồi tệ thành tốt đẹp một cách nhanh chóng thực sự là một thách thức.
- Hãy đối tốt với bản thân.
13. Tự ti, mình chả là gì cả. Mình chả có gì cả. Hơi một tí là sợ nọ sợ kia, lúc nào cũng đánh giá thấp mình. So sánh với người khác nhưng không để tiến lên mà lại để mình thụt lùi lại. Nhìn đâu cũng thấy người xinh người tài, cuối cùng, thành chán ghét chính mình!
- Mặc cảm tự ti có thể bắt nguồn từ những gì bạn đã trải qua trong quá khứ. Để vượt qua điều này, bạn phải xác định nguồn gốc gây nên các cảm giác của bạn. Có thể đó là một trải nghiệm buồn thời thơ ấu, một sự kiện gây sang chấn hoặc bị mọi người hạ thấp trong thời gian dài.
- Nếu trong lòng mang mặc cảm tự ti, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thấp kém trước người nào đó. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn cảm thấy thua kém ai.
- Tất cả mọi người trên trái đất này đều có điểm thua kém người khác. Trên đời này không ai sở hữu đủ mọi thứ. Hãy tin vào bản thân mình; bạn là người đặc biệt.